Bên cạnh thể chất, trí tuệ, cảm xúc cũng đóng vai trò rất quan trọng khi trẻ lớn lên. Vậy nên ngay từ những năm đầu đời, bố mẹ cần quan tâm đến suy nghĩ của trẻ và có định hướng đúng đắn. Khơi dậy cảm xúc, sự rộng lượng và đồng cảm ở trẻ là một việc mà bố mẹ cần rất nhiều thời gian mới có thể làm được. Muốn cho cảm xúc của một đứa trẻ hình thành và phát triển một cách tốt đẹp. Bố mẹ cần làm chủ được chính cảm xúc của mình để điều khiển và dẫn dắt cảm xúc của trẻ.

Một số trẻ em có thể bắt đầu hiểu về suy nghĩ và cảm xúc của người khác từ khi trẻ được 18 – 24 tháng. Để khơi dậy cảm xúc cũng như dạy con về sự đồng cảm. Bố mẹ hãy tham khảo ngay những bí quyết Saolakids chia sẻ sau đây nhé.

Nói nhiều hơn về cảm xúc

Trẻ em không thể thấu hiểu những gì người khác đang cảm nhận nếu trẻ không biết cách gọi tên cảm xúc của chính mình. Một ngày của con trôi qua, bạn cần bắt đầu bằng cách gọi tên những cảm xúc mà trẻ cảm thấy. Và những cảm xúc chính bạn đang cảm nhận.
Hãy thử nói, “Điều con vừa làm đã khiến bạn con thực sự buồn. Con có thể làm gì để giúp bạn ấy cảm thấy tốt hơn không?”. Trẻ cũng cần nhận ra những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy đừng ngại bình tĩnh chỉ ra điểm đó.

Đọc sách và xem tivi cùng nhau

Ngay cả những cuốn sách giáo khoa đơn giản nhất cũng sẽ có những nhân vật mà con bạn có thể học cách đồng cảm và sự rộng lượng từ đó. Ngoài ra, những câu chuyện trong sách và tivi còn giúp con khơi dậy cảm xúc của mình. Hãy thử thảo luận thêm với con về cảm xúc mà những nhân vật đang trải qua. Khi mạch truyện đang tiến triển hay về những gì đang xảy ra trên màn hình. Đặt ra những câu hỏi như “Tại sao nhân vật này lại làm thế nhỉ?”; “Không biết bạn ấy đang nghĩ thế nào nhỉ?”…

Chơi những trò chơi cảm xúc

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ (từ 2 – 4 tuổi). Việc tìm kiếm những trò chơi giúp trẻ khai thác cảm xúc là một sự bổ sung tuyệt vời với những cuốn sách mà con đang đọc. Những món đồ chơi thể hiện những biểu cảm trên khuôn mặt thì càng tốt. Các đồ chơi này giúp trẻ em ghi nhớ các cảm xúc như bình tĩnh, lo lắng, buồn bực, tức giận,… Cũng như sáng tạo của riêng bé về các loại cảm xúc đặc biệt.
Hiện nay, có rất nhiều đồ chơi giúp phát triển cảm xúc của trẻ. Đến với Saolakids, bố mẹ có thể tha hồ lựa chọn sản phẩm dành cho con mà không cần phải lo lắng về chất lượng. Các đồ chơi được làm từ 100% gỗ tự nhiên, gia công tỉ mỉ từng chi tiết, nhiều hình thù khác nhau sẽ khơi gợi cảm xúc của trẻ.

Bộ xếp hình xe bé trai

Bộ đồ chơi nông trại vui vẻ

Hãy trò chuyện cùng con sau khi xung đột xảy ra

Đây là bí quyết mà hầu hết các bậc phụ huynh nên chú ý và thực hiện. Trong lúc con của bạn chơi đùa cùng bạn bè hay anh chị em xảy ra cãi nhau, đánh lộn. Thì lúc đó không phải là thời điểm thích hợp để bạn thảo luận về cảm xúc với con. Bạn hãy để những đứa trẻ tách ra và bình tĩnh lại. Đó chính là lúc bạn nhắc lại câu chuyện vừa xảy ra và nói về cảm xúc của mỗi đứa trẻ. Khi đã hiểu ra được vấn đề, các bạn nhỏ sẽ học được cách sẻ chia với nhau. Từ đó giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình một cách thích hợp hơn.
Ví dụ: “Con có vẻ tức giận khi bạn chơi búp bê của con đúng không nào? Mẹ nghĩ rằng đó chính là lý do tại sao con gây gổ. Đánh nhau không phải là điều một cô bé ngoan làm. Thay vào đó con có thể nói với bạn “Đến lượt tớ rồi, tớ sẽ trả búp bê cho cậu khi hết lượt của tớ nhé”.

Dành nhiều thời gian hơn cho con

Có lẽ đây chính là nền tảng của tất cả mọi thứ. Bố mẹ nên dành thời gian với con thường xuyên hơn. Quan tâm đến những sở thích cũng như các vấn đề của con. Quan trọng hơn bao giờ hết, bạn nên lắng nghe những gì con muốn nói. Khi thật sự lắng nghe, bạn sẽ khám phá được những nét tính cách độc đáo của con mình. Đồng thời, hành động này sẽ là một tấm gương tốt cho con học hỏi về cách quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu người khác.
Trên đây là một số chia sẻ nho nhỏ của Saolakids để bạn có thể giúp con khơi dậy cảm xúc, sự rộng lượng và đồng cảm. Tuy nhiên, không gì hay hơn việc bố mẹ trở thành hình mẫu và để con quan sát, học hỏi. Con của bạn sẽ học được nhiều nhất từ việc quan sát bạn tương tác với người khác một cách tử tế. Bố mẹ hãy luôn nhớ rằng, dù con ở độ tuổi nào cũng cần có những sự định hướng đúng đắn để bé phát triển một cách tốt nhất nhé.