Chúng ta có thể thấy rằng, với một môi trường xã hội năng động như hiện nay. Thì những em bé nhút nhát sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Sự nhút nhát sẽ khiến bé cảm thấy không thoải mái và khó hòa nhập với bạn bè. Hơn thế nữa, điều này cũng sẽ là trở ngại lớn đối với khả năng tiếp thu kỹ năng sống của trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể vượt qua nhờ sự đồng hành và giúp đỡ của cha mẹ. Bài viết này của Saolakids sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về sự sợ sệt, tự ti ở trẻ. Và cách dạy con vượt qua sự nhút nhát hiệu quả nhất.

Vì sao con nhút nhát, tự ti?

Ba mẹ nên biết việc trẻ con nhút nhát không có gì là bất thường. Đây là tính cách xuất hiện hầu hết ở trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi. Ở độ tuổi này, các con cảm thấy thế giới xung quanh còn quá mới mẻ và lạ lẫm. Con sẽ có xu hướng gần gũi với những người thân quen hơn. Con sẽ cảm thấy căng thẳng mỗi khi trở thành trung tâm của sự chú ý. Đó cũng chính là lý do vì sao ba mẹ thấy con rụt rè, khó hòa nhập khi tiếp xúc với người lạ.

Một số lý do dẫn đến tình trạng nhút nhát ở trẻ là:

  • Ba mẹ tin rằng con nhút nhát do bẩm sinh
  • Ba mẹ hay căng thẳng, tức giận và chê bai con
  • Ba mẹ chăm sóc con quá mức
  • Ba mẹ không dành thời gian trò chuyện cùng trẻ
  • Làm gì để giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát

Vì tính nhút nhát, tự ti sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến việc học hành và con đường phát triển sự nghiệp của trẻ sau này. Do đó, để giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát của mình. Ba mẹ hãy hỗ trợ con yêu của mình bằng một vài cách dưới đây nhé.

Khuyến khích trẻ thử những điều mới

Ba mẹ hãy bảo vệ con bằng cách cho trải nghiệm những điều mới mẻ. Để con có được những trải nghiệm rộng hơn về thế giới xung quanh. Cho con gặp gỡ, vui chơi với nhiều người hơn. Khi đó, con của bạn sẽ dần làm quen được với những người bạn mới và dần trở nên tự tin hơn. Chẳng hạn, cho con đi đến những nơi đông người hơn như nhà hàng xóm, đi công viên, nhà sách, siêu thị,… Tạo cơ hội để trẻ quan sát mọi thứ, giao tiếp với mọi người.

Mời bạn bè của con đến nhà chơi

Ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc mời bạn bè của trẻ đến nhà mình chơi. Bởi vì cảm giác thân thuộc khi ở nhà sẽ giúp trẻ vượt qua cảm giác bất an và thiếu an toàn khi gặp người lạ. Để con gặp gỡ, chơi với những bé khác để bé phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội. Những trẻ đồng trang lứa rất dễ hòa nhập với nhau. Vì có cùng độ tuổi, sở thích, suy nghĩ và nhận thức. Sau khi con đã quen dần với việc gặp bạn bè, lúc đó phụ huynh nên gợi ý để trẻ sang nhà bạn chơi. Từ đó giúp trẻ dần vượt qua giới hạn an toàn của chính mình.

Đồng cảm và lắng nghe con

Dù công việc có bận rộn đến đâu, ba mẹ cũng nên dành thời gian để trò chuyện và chơi cùng con mỗi ngày. Việc tâm sự và lắng nghe những câu chuyện của con mỗi ngày giúp ba mẹ hiểu con mình nhiều hơn, từ đó sẽ giúp ba mẹ gắn kết với bé nhiều hơn. Trong cuộc trò chuyện, ba mẹ cũng cần bày tỏ sự cảm thông và đồng cảm với con. Đây sẽ là chìa khóa giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát và tự tin hơn.

Để giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát một cách nhẹ nhàng và tinh tế. Trong khoảng thời gian này, ba mẹ cần phải kiên nhẫn cũng như dành thời gian động viên con từng ngày.
Saolakids tin rằng với phương pháp dạy con đúng đắn và tình yêu thương của ba mẹ sẽ giúp trẻ dễ dàng tìm thấy niềm vui và sự tự tin khi vượt qua được vùng an toàn của chính mình. Nếu ba mẹ có nhu cầu lựa chọn đồ chơi gỗ giúp con phát triển khả năng giao tiếp, khả năng tư duy sáng tạo. Hãy liên hệ ngay đến số hotline 0935 305 492 hoặc website https://saolakids.vn/ để được tư vấn nhé.