Có thể thấy rằng, việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái luôn được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Rất nhiều ba mẹ nói rằng ở giai đoạn 1-2 tuổi, con của họ rất đáng yêu. Bé ngoan ngoãn, nghe lời và luôn mang lại tiếng tiếng cười cho mọi người. Nhưng bỗng nhiên khi bé bước vào 3 tuổi. Ba mẹ cảm thấy rất ngạc nhiên, bối rối với những hành vi khác thường của con mình. Vậy ba mẹ sẽ làm thế nào để đồng hành cùng trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba này? Hãy cùng Saolakids tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.

Khủng hoảng tuổi lên ba được hiểu như thế nào?

Khi nghe nói đến từ “khủng hoảng” có vẻ như đó là một điều rất kinh khủng. Nhưng thực chất đây chỉ là một bước ngoặt trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Bướng bỉnh, ngoan cố, không nghe lời, luôn làm ngược, thích gì làm đấy, thách thức bố mẹ … Là một trong số những biểu hiện thường thấy ở trẻ khi bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba.
Khi bước sang giai đoạn này, trẻ em phát triển mạnh về nhận thức và quan sát. Trẻ thường làm theo người lớn và trải nghiệm nhu cầu giao tiếp của mình. Tuy nhiên, do ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển toàn diện nên khả năng diễn đạt chưa tốt. Đôi khi đó lại là tác nhân gây ra mâu thuẫn giữa trẻ với ba mẹ.
Bên cạnh đó, khả năng cảm xúc của trẻ cũng dần phát triển. Ngoài những cảm xúc buồn, vui trẻ có thể cảm thấy tự hào, xấu hổ, đồng cảm,… Nên sẽ có những lúc bạn thấy rất bất ngờ vì những phản ứng kì lạ của trẻ khi con không đáng yêu như trước.

Vậy ba mẹ nên làm gì để giúp con yêu vượt qua tuổi khủng hoảng lên ba?

Thật ra, trẻ em cũng cảm thấy rất khó khăn trong giai đoạn này. Con yêu của bạn hoàn toàn không mong muốn bản thân như vậy. Nhưng đây là một quá trình không thể thiếu để trẻ phát triển hoàn thiện. Đây cũng là cơ hội để ba mẹ có thể điều chỉnh cách dạy dỗ bé nhà mình. Giúp bé hình thành nền tảng và phát triển theo hướng tốt nhất.

Lắng nghe cảm xúc của con

Ở tuổi này, bé bắt đầu tự ý thức và biết nói lên cảm xúc của mình. Lúc bây giờ, ba mẹ nên quan sát, lắng nghe những hành động và lời nói của con. Ba mẹ vẫn là sẽ người hướng dẫn cho trẻ, nhưng hãy để con thấy con có vai trò như thế nào. Có vị trí ra sao thì con và cha mẹ mới có thể hiểu nhau và không xảy ra mâu thuẫn.
Ba mẹ có thể kể chuyện cho bé nghe, khi kể chuyện nên thay đổi tên nhân vật thành tên con. Lồng ghép vào đó những đức tính tốt mà ba mẹ muốn ở bé để khuyên bảo con một cách khéo léo.

Giải thích và gợi ý cho bé lựa chọn

Ba mẹ không ép buộc con làm theo ý kiến của mình. Thay vào đó, ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ và cùng nhau tìm ra một phương án khả thi.
Chẳng hạn như khi dắt con trên đường đi học về. Trẻ nhất định đòi tự đi không muốn dựa vào sự giúp đỡ của mẹ mặc dù đường rất nhiều xe cộ. Lúc này, thay vì quát mắng con, mẹ nên nói với con rằng: “Con biết tại sao mẹ không cho con tự ý đi một mình không? Tại vì mẹ sợ, mẹ không thể đi một mình khi đường nhiều xe như thế này. Hai mẹ con chúng ta cùng đi nhé”.
Những lúc như vậy, mọi vấn đề chắc chắn sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng. Mà con không cảm thấy bản thân mình bị ba mẹ áp đặt.

Làm bạn và cùng chơi đùa với bé nhiều hơn

Khi làm bạn với con, chơi cùng con, ba mẹ sẽ hiểu thêm được những suy nghĩ của con qua các cuộc trò chuyện ngắn. Ba mẹ có thể cùng chơi với bé bằng các trò chơi: Cho bé chăm sóc búp bê, bé trai có thể cho bé chơi làm người bảo trì xe, cùng nhau chơi trò xếp hình, hay phụ giúp ba mẹ những việc nhẹ trong nhà,… Ba mẹ nên dành những lời khen ngợi khi bé hoàn thành công việc của mình nhé. Vì khi được ba mẹ khen bé cảm thấy rất hãnh diện và tự hào đấy.

Giai đoạn khủng hoảng của con sẽ nhanh chóng qua đi. Những phản ứng không tích cực dần sẽ được khắc phục nếu được sự quan tâm của ba mẹ. Khả năng độc lập của con ngày càng tăng và con sẽ tự tin hơn với khả năng của mình trong cuộc sống.

Ba mẹ hãy cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba này nhé, đây có thể sẽ là một mốc phát triển đáng sợ với nhiều bậc phụ huynh. Nhưng ba mẹ cần phải đủ kiên nhẫn, không được mềm lòng trước đòi hỏi vô lý của bé. Đồng hành với các giai đoạn “khủng hoảng” ở các lứa tuổi của trẻ. Saolakids có rất nhiều các sản phẩm đồ chơi để tạo được các đức tính, thói quen tốt giúp bé phát triển tốt hơn ở giai đoạn này. Hãy liên hệ với Saolakids để được tư vấn về các sản phẩm đồ chơi trong giai đoạn từ 3-4 tuổi mẹ nhé.