Bước qua 4 tuổi, trí tưởng tượng, thế giới quan trẻ thu nhận được thể hiện bao quát qua từng nét vẽ nguệch ngoạc. Để giúp các con có thể phát huy tối đa tiềm năng, kích thích sáng tạo, mở rộng lăng kính của con trẻ để từ đó ba mẹ cùng lắng nghe và thấu hiểu, tạo cho con một tâm thế: “học mà chơi, chơi mà học” thì bài viết này, SAOLAKIDS sẽ gửi đến bạn một phương pháp học vẽ hiệu quả.
Học vẽ không chỉ giúp các con rèn luyện trí não, khả năng hội họa, kích thích sáng tạo mà còn hình thành một tư duy, khả năng ghi nhớ và nhận biết, đồng thời giúp việc làm “người thầy tại nhà” của bố mẹ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tạo tâm lý thích thú học vẽ cho trẻ

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu trong hệ thống của nền giáo dục quốc dân. Cũng là nấc thang đầu tiên của sự phát triển tư duy và kích thích sáng tạo. Suy nghĩ hay sự áp đặt quan điểm, thế giới quan của bố mẹ vào tư duy của con sẽ tạo cho trẻ có cảm giác nhàm chán. Đồng thời ảnh hưởng tới cảm xúc và ăn sâu vào tiềm thức lâu dài của trẻ. Làm các bé sẽ bị thụ động, bỡ ngỡ trong cách nhìn nhận thế giới xung quanh.

Bố mẹ nên tập cho con đưa ra sự lựa chọn cho riêng của mình bằng những việc đơn giản nhất như lựa chọn màu vẽ, giấy vẽ, điểm vẽ…. để trẻ thích thú, thoải mái hoạt động, kích thích sáng tạo, mở rộng tư duy.
Bố mẹ cần học chữ “nhẫn”, tạo ra cho con các hoạt động, trò chơi nhiều màu sắc. Giúp bé học và quen dần với bảng màu. Từ đó, con có thể tự sử dụng màu và tô tranh để kích thích sáng tạo, tư duy, nhạy cảm hơn về màu sắc. Nếu bố mẹ chưa thể an tâm khi cho con sử dụng bút màu. Thì có thể cho trẻ tiếp xúc nhiều với nhiều bản vẽ mẫu, diễn tả đơn giản. Để cho con hiểu cách để có thể tạo nên một bức tranh đẹp và khuyến khích bé tham gia.

Dạy bé cầm bút vẽ đúng cách

Tâm thế cầm bút vẽ tranh giúp con rèn luyện dần khả năng cầm bút vẽ, kích thích sáng tạo, tư thế ngồi học, dáng ngồi đúng cách và hạn chế tối đa việc cận thị sớm ở trẻ em.
Các mẹ có thể dạy con theo nguyên tắc cầm bút vẽ 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Giữ thân bút bằng ngón trỏ và ngón giữa, không nên gì chặt bởi màu sáp có thể bị gãy. Đỡ lấy bút bằng ngón giữa.

Tránh để bé cầm bút dựng đứng 90 độ mà nên để nghiêng một góc 60 độ về phía vai. Nên để khoảng cách các đầu ngón tay và đầu bút vẽ dao động tầm 2.5 cm.
Bé rất dễ cầm bút vẽ sai cách, bố mẹ nên chỉnh lại cách cầm bút cho bé để tránh tạo thói quen cầm bút sai. Tránh ảnh hưởng đến quá trình học vẽ và tập viết chữ về sau. Tránh làm gây hại cho mắt và tay, ảnh hưởng đến kích thích sáng tạo sau này.

Cho trẻ vẽ bằng hình khối đơn giản

Cuộc sống chung quanh đều được tạo bởi hình khối nhất định như tròn, vuông, thoi, tam giác, chữ nhật… Ba mẹ có thể tập cho trẻ 4 tuổi bằng những nét vẽ hình khối đơn giản. Như vậy để trẻ tư duy và kích thích sáng tạo hơn nữa bằng việc phụ họa thêm một số nét vẽ để hoàn thiện bức tranh.

Không gượng ép, mẹ nên để bé tự nhiên, không đưa trẻ thước kẻ hay khối mẫu. Bé cần vẽ với một tâm thế thích thú, thoải mái. Kích thích sáng tạo để đạt kết quả tốt nhất trong quá trình tiếp nhận, tìm hiểu và học hỏi kiến thức.

Phân biệt màu sắc đơn

Bố mẹ nên kiên trì giúp con phân biệt màu sắc bằng những hoạt động thường ngày. Thông thường với 7 màu cơ bản: đỏ, vàng, lam, đen, trắng, da cam và xanh lục. Từ 7 màu cơ bản đó, bố mẹ có thể cùng bé pha trộn để hình thành gam màu mới. Đông thời kích thích sáng tạo, sự tò mò và tính ham học hỏi của bé. Giúp con mở rộng tư duy với thế giới màu sắc, vừa có kiến thức nền trong hoạt động vẽ tranh.
Hình thành tư duy từ nhỏ, kích thích sáng tạo của trẻ bằng hoạt động vẽ. Giúp trẻ không bị thụ động, thay vì bắt chước thầy cô giáo. Thì trẻ có thể tự cảm nhận khả năng vốn có của mình để phát triển hơn. Đây cũng là hình thức giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc vui chơi, học tập.

Trên đây là một số gợi ý của SAOLAKIDS về những phương pháp kích thích sáng tạo cho trẻ 4 tuổi qua phương pháp vẽ. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua điện thoại 0236 6555 345.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Địa chỉ: Lô 75 Nguyễn Hữu An, P. Nại Hiên Đông, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
  • Liên hệ: 0236 6555 345